Vay mua ô tô shinhan và ở ngân hàng nào lãi suất tốt hiện nay ?


Tổng hợp lãi suất cho vay mua ô tô các ngân hàng shinhan bank và các ngân hàng khác tốt nhất hiện nay đầu năm 2023 Chỉ cần tổng giá trị tài sản thế chấp cao hơn giá trị ô tô, ngân hàng sẽ chấp thuận cho vay 100% giá trị xe. Thường thì ngân hàng sẽ cho vay 70% – 80% trên tổng giá trị tài sản thế chấp. Dựa vào nguyên tắc này người mua có thể tính toán chọn các tài sản thế chấp phù hợp.


Vay mua ô tô shinhan và ở ngân hàng nào lãi suất tốt hiện nay ?

Có nên mua xe ô tô trả góp không? Khi vay mua ô tô trả góp cần quan tâm những điều gì? Mua ô tô trả góp ngân hàng nào tốt nhất?

Không ít người từng lầm tưởng rằng đại lý ô tô là nơi cho khách hàng mua xe trả góp. Nhưng thực tế ngân hàng mới chính là nơi cho người mua vay tiền mua ô tô trả góp. Khi mua xe trả góp, đại lý bán xe sẽ giới thệu cho người mua các ngân hàng có chính sách cho vay tiền (các ngân hàng này thường có sự liên kết hợp tác với bên bán xe) hoặc người mua tự chọn ngân hàng để vay.

Mua ô tô trả góp là hình thức vay tiền ngân hàng (hoặc công ty tài chính – tín dụng) để mua ô tô. Người mua sẽ trả góp khoản vay này theo định kỳ với mức lãi suất cụ thể mà đơn vị cho vay quy định. Vay mua ô tô trả góp hiện có 2 hình thức: vay thế chấp và vay tín chấp. Trong đó vay thế chấp phổ biến hơn vì lãi suất thấp hơn.

LÃI SUẤT VAY Ô TÔ CÁC NGÂN HÀNG ( cập nhật đầu năm 2023)


Lãi suất vay mua ô tô của các ngân hàng:

Ngân hàng

Lãi suất ưu đãi các tháng đầu (%/năm)

Hạn mức tối đa (% giá trị xe)

Kỳ hạn tối đa

6 tháng

12 tháng

24 tháng

36 tháng

Techcombank

8,29

80%

7 năm

VPBank

8,49

9,49

100%

7 năm

Vietcombank

8,4

9,1

9,5

100%

5 năm

BIDV

7,8

8,8

100%

7 năm

Vietinbank

7,7

80%

5 năm

VIB

8,3

9,6

80%

8 năm

TPBank

8,2

9,5

100%

7 năm

Shinhan Bank

7,69

8,49

9,69

100%

5 năm

OCB

7,99

9,49

80%

10 năm

MSB

6,99

7,99

95%

25 năm

*Chi tiết các gói vay mua ô tô trả góp của mỗi ngân hàng vui lòng xem ở phần dưới.

VAY THẾ CHẤP MUA Ô TÔ


Vay thế chấp là hình thức cho vay có tài sản thế chấp để đảm bảo khoản vay. Khi vay thế chấp mua ô tô, người mua phải có tài sản thế chấp.

Điều kiện vay mua ô tô trả góp

Để mua ô tô trả góp, người mua cần phải đáp ứng được các điều kiện vay mua ô tô bao gồm:

  • Công dân Việt Nam từ 18 – 60 tuổi
  • Địa chỉ thường trú hoặc KT3 ở địa phương làm hồ sơ vay vốn
  • Có tài sản thế chấp
  • Chứng minh thu nhập ổn định, đủ khả năng trả góp hàng tháng
  • Mục đích vay mua ô tô chính đáng
  • Không có nợ xấu

Tài sản thế chấp khi vay mua ô tô trả góp

Khi mua xe ô tô trả góp theo hình thức vay thế chấp, tài sản thế chấp có 2 loại chính: chính chiếc xe ô tô mua, hoặc tài sản khác mà chủ xe đang sở hữu như bất động sản, sổ tiết kiệm… Người mua ô tô trả góp có thể chọn 1 trong 2 loại này để làm tài sản đảm bảo cho khoản vay trả góp.

Thế chấp bằng ô tô

Đây là hình thức vay tiền mua ô tô trả góp mà tài sản thế chấp chính là chiếc xe ô tô mua.

  • Thủ tục đơn giản, nhanh chóng

Đa phần người mua ô tô trả góp thường chọn loại thứ nhất – tài sản thế chấp chính là chiếc xe họ dự định mua. Bởi chọn loại này, thủ tục vay trả góp sẽ đơn giản và nhanh chóng hơn. Mặt khác cũng không yêu cầu người mua phải có thêm bất kỳ tài sản giá trị lớn nào để thế chấp.

  • Không được giữ Giấy Đăng ký ô tô bản gốc

Tuy nhiên, nếu thế chấp bằng ô tô, chủ xe sẽ không được giữ Giấy Đăng ký ô tô bản gốc. Thay vào đó, ngân hàng hoặc công ty tài chính sẽ giữ vì ô tô đã trở thành tài sản đảm bảo cho khoản vay của chủ xe. Giấy đăng ký ô tô bản gốc sẽ được đưa lại cho chủ xe sau khi chủ xe hoàn tất việc chi trả khoản nợ gốc lẫn lãi.

Trong quá trình này, theo khoản 1, công văn 8601/VPCP-CN từ Văn phòng Chính phủ, người mua ô tô trả góp thế chấp xe tại ngân hàng hoặc công ty tài chính sẽ được sử dụng bản sao chứng thực Giấy Đăng ký ô tô kèm biên bản gốc giấy Biên nhận của tổ chức tín dụng (còn hiệu lực). Hai giấy trên sẽ có vai trò thay cho Giấy Đăng ký ô tô bản gốc, nhất là trong các trường hợp cần xuất trình với các lực lượng chức năng. Nếu bị mất hai giấy này, chủ xe có thể đến ngân hàng để nhờ cấp lại.

  • Không được vay 100% giá trị xe

Khi vay ngân hàng mua ô tô mà tài sản thế chấp chính là chiếc xe ô tô đó thì sẽ không được vay 100% giá trị xe. Thông thường, nếu thế chấp bằng ô tô, các ngân hàng sẽ cho vay với hạn mức tối đa từ 70% – 80% giá trị xe. Điều này có nghĩa người mua phải chi trả số tiền còn lại khi mua xe.

Ví dụ ngân hàng cho vay 70% giá trị xe, thì ban đầu người mua phải trả trước 30% để nhận xe, rồi sau đó trả góp 70% giá trị xe đã vay cùng lãi suất theo quy định.

Thế chấp bằng tài sản khác

Đây là hình thức vay tiền mua ô tô trả góp mà tài sản thế chấp là một tài sản khác (không phải ô tô mua) mà người mua là chủ sở hữu và tài sản đó thường phải có giá trị lớn hơn giá trị ô tô mua. Các tài sản thế chấp khác thường được ngân hàng chấp nhận là: sổ tiết kiệm, sổ đỏ, Giấy tờ một chiếc xe khác (mới hoặc cũ trong vòng 5 năm)…

  • Phải có tài sản khác thế chấp có giá trị cao hơn khoản vay

Khi mua xe ô tô trả góp thế chấp bằng một tài sản khác (không phải xe ô tô bạn mua), tài sản đó thường phải có giá trị cao hơn khoản vay mà bạn vay để mua xe. Tài sản thế chấp có thể là bất động sản, sổ tiết kiệm hoặc một chiếc ô tô khác… phổ biến nhất vẫn bất động sản hoặc sổ tiết kiệm.

Điều này khá bất tiện. Bởi nếu đã có thể thế chấp bằng ô tô mua thì việc gì cần phải chọn thế chấp bằng một tài sản khác? Nên rất hiếm khi người ta dùng tài sản khác để thế chấp, như thế chấp nhà mua xe. So sánh giữa thế chấp bằng ô tô và bằng tài sản khác, rõ ràng thế chấp bằng ô tô đơn giản và hợp lý hơn nhiều.

  • Được vay 100% giá trị xe, không phải trả trước

Dù nhiều bất tiện nhưng một số người vẫn chọn thế chấp bằng tài sản khác khi mua xe ô tô trả góp là vì sẽ được vay 100% giá trị xe. Một số ngân hàng, công ty tài chính – tín dụng hiện có gói vay hạn mức lên đến 100% giá trị xe, với điều kiện phải thế chấp bằng một tài sản khác có giá trị lớn hơn giá trị xe. Nếu chọn gói này, người mua sẽ không phải trả trước. Đây chính là hình thức mua ô tô trả góp không trả trước, hay mua ô tô trả góp 0 đồng.

Bên cạnh vay 100% giá trị xe, người mua cũng có thể chọn các mức vay thấp hơn như hình thức vay thế chấp bằng ô tô.

  • Được giữ Giấy Đăng ký ô tô bản gốc

Khi thế chấp bằng một tài sản khác thì chiếc ô tô bạn mua không phải là tài sản thế chấp nên hiển nhiên nó hoàn toàn thuộc về bạn. Người mua sẽ được giữ Giấy Đăng ký ô tô bản gốc.

Kết hợp chọn cả 2 hình thức thế chấp

Cũng có trường hợp ngân hàng hỗ trợ kết hợp 2 hình thức thế chấp là thế chấp bằng ô tô và bằng tài sản khác. Trường hợp này thường là muốn vay 100% giá trị xe (mua ô tô trả góp không trả trước) nhưng không thế thấp bằng tài sản khác có giá trị lớn hơn giá trị xe, thay vào đó người mua sẽ thế chấp ô tô mua cùng với một tài sản giá trị nhỏ như sổ tiết kiệm… để nâng tổng giá trị tài sản thế chấp cao hơn giá trị khoản vay.

Chỉ cần tổng giá trị tài sản thế chấp cao hơn giá trị ô tô, ngân hàng sẽ chấp thuận cho vay 100% giá trị xe. Thường thì ngân hàng sẽ cho vay 70% – 80% trên tổng giá trị tài sản thế chấp. Dựa vào nguyên tắc này người mua có thể tính toán chọn các tài sản thế chấp phù hợp.

Chứng minh thu nhập cá nhân khi vay mua ô tô trả góp

Bên cạnh tài sản thế chấp, chứng minh thu nhập cũng là một điều kiện vay mua ô tô trả góp mà người mua cần đáp ứng được. Đa phần ngân hàng hiện nay đều yêu cầu người vay phải chứng minh nguồn thu nhập cá nhân ổn định hàng tháng. Bởi thu nhập của người vay sẽ liên quan trực tiếp đến khả năng hoàn trả khoản vay.

Mức thu nhập hàng tháng càng cao thì khả năng được xét duyệt càng lớn. Thông thường người vay mua ô tô trả góp có mức thu nhập ổn định tối thiểu 10 – 15 triệu đồng/tháng, tuỳ theo giá trị khoản vay. Thu nhập có thể từ lương, từ việc cho thuê tài sản hay từ việc kinh doanh/góp vốn kinh doanh…

Khoản vay mua ô tô trả góp

Khoản vay mua ô tô trả góp thường được tính theo tỷ lệ % giá trị xe hoặc số tiền cụ thể, trong đó tính theo tỷ lệ % giá trị xe phổ biến hơn. Hiện nay, với vay mua ô tô, hạn mức vay tối đa ở các ngân hàng thường là: 70% – 80% giá trị xe với xe mới; 75% giá trị xe với xe cũ.

Tỷ lệ % vay dựa trên giá công bố hay giá lăn bánh?

Rất nhiều người thắc mắc tỷ lệ vay theo giá trị là dựa vào giá bán hãng xe công bố hay giá lăn bánh đã bao gồm tất cả các loại thuế phí, bảo hiểm… Mỗi ngân hàng sẽ có chính sách riêng. Tuy nhiên thông thường, tỷ lệ % vay sẽ dựa trên giá bán mà hãng xe công bố (giá niêm yết) trừ khuyến mãi (nếu có). Đây là giá chưa bao gồm các loại thuế, phí, bảo hiểm…

Ví dụ bạn mua 1 chiếc xe ô tô:

Giá niêm yết 559.000.000 đồng, khuyến mãi 30.000.000, vậy giá bán thực tế sẽ là 529.000.000.

Các chi phí lăn bánh (giả thiết mua xe ở Hà Nội) bao gồm:

  • Phí trước bạ (tạm tính 10%): 50.000.000 đồng
  • Phí đăng kiểm 340.000 đồng
  • Phí bảo trì đường bộ: 1.560.000 đồng
  • Phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự 480.700 đồng
  • Phí bảo hiểm vật chất 7.935.000
  • Phí biển số 20.000.000 đồng

Tổng cộng chi phí lăn bánh: 85.860.700 đồng

Nếu ngân hàng cho vay 80% giá trị xe, tỷ lệ này sẽ tính trên giá bán 529.000.000 đồng là: 423.200.000 đồng.

Số tiền người mua phải trả trước bao gồm: 20% còn lại (105.800.000) + tổng các thuế phí lăn bánh (85.860.700) = 191.660.700 đồng.

Nên chọn tỷ lệ vay bao nhiêu?

Tỷ lệ vay 70% – 80% giá trị xe với xe mới; 75% giá trị xe với xe cũ là hạn mức vay tối đa thường được các ngân hàng áp dụng. Còn thực tế người mua có thể chọn tỷ lệ vay trong hạn mức này và ngân hàng sẽ xét duyệt dựa trên các điều kiện của người mua.

Người mua nên chọn tỷ lệ vay thấp nhất có thể. Bởi tỷ lệ vay càng cao, đồng nghĩa số tiền vay càng lớn và người mua phải trả nhiều tiền cho lãi suất hơn. Theo các chuyên gia, tỷ lệ vay hợp lý nên ở dưới mức 50% giá trị xe. Như vậy việc chi trả cả gốc lẫn lãi sẽ nhẹ nhàng hơn, người mua xe ô tô trả góp sẽ không chịu nhiều áp lực về khoản vay trong thời gian dài.

 

Đặc biệt, nếu chọn tỷ lệ vay càng thấp thì khả năng ngân hàng duyệt cho vay tiền sẽ càng cao. Khi duyệt tỷ lệ vay, ngân hàng sẽ xem xét đến các yếu tố quan trọng như: tài sản thế chấp và chứng minh thu nhập. Nếu thu nhập hàng tháng của người mua không cao thì nên chọn tỷ lệ vay thấp. Điều này vừa giúp ngân hàng dễ duyệt cho vay hơn, lại vừa tránh áp lực tài chính sau này.

Kỳ hạn vay mua ô tô trả góp

Kỳ hạn vay (hay thời gian vay) mua ô tô trả góp cũng là một yếu tố người mua xe cần quan tâm. Mỗi ngân hàng sẽ có kỳ hạn vay khác nhau. Thông thường, kỳ hạn vay tối đa ở các ngân hàng phổ biến sẽ từ 7 – 8 năm với ô tô mới và 5 – 6 năm với ô tô cũ, còn tối thiểu sẽ là 6 tháng hoặc 1 năm.

Chọn kỳ hạn vay càng dài thì số tiền trả góp hàng tháng sẽ càng ít (do chia càng nhỏ), nhưng đổi lại người mua phải chịu thêm lãi suất do thời gian kéo dài. Trong khi đó, chọn kỳ hạn vay càng ngắn thì số tiền trả góp hàng tháng sẽ càng nhiều, nhưng đổi lại người mua chịu ít lãi suất hơn. Do đó khi chọn kỳ hạn vay, người mua cần phải tính toán thật kỹ.

Lãi suất vay mua ô tô trả góp

Lãi suất vay mua ô tô trả góp có 2 loại:

Lãi suất cố định

Lãi suất cố định là mức lãi suất được ấn định ban đầu và áp dụng trong suốt kỳ hạn vay. Ưu điểm của lãi suất cố định là người vay có thể xác định chính xác số tiền hàng tháng phải thanh toán cho ngân hàng trong suốt thời gian vay. Mặt khác lãi suất cố định sẽ không chịu biến động lãi suất thị trường. Nếu lãi suất thị trường tăng thì người vay sẽ hưởng lợi. Nhưng nếu lãi suất thị trường giảm thì người vay sẽ chịu thiệt.

Lãi suất thả nổi

Lãi suất thả nổi là mức lãi suất sẽ được điều chỉnh định kỳ, thay đổi theo lãi suất thị trường. Kỳ hạn điều chỉnh có thể 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng/lần. Ưu điểm nếu lãi suất thị trường giảm, người vay sẽ hưởng lợi nhưng ngược lại nếu lãi suất thị trường tăng, người vay sẽ chịu thiệt. Ngoài ra, nếu chọn lãi suất thả nổi, người vay sẽ khó dự tính chính xác số tiền phải trả hàng tháng cho ngân hàng. Điều này đôi khi sẽ gây không ít khó khăn trong việc chủ động về mặt tài chính.

Có gói mua xe trả góp lãi suất 0% không?

Với những mặt hàng điện tử hiện nay như tủ lạnh, máy lạnh, điện thoại, máy tính… nhiều ngân hàng và công ty tài chính – tín dụng tung ra các gói hỗ trợ trả góp lãi suất 0%. Thậm chí cũng có nhiều nơi áp dụng mua xe máy trả góp lãi suất 0%.

Tuy nhiên đây hầu như là những mặt hàng giá trị nhỏ, dễ bị rớt giá nhanh trong thời gian ngắn. Do đó, các cửa hàng thường chia sẻ lợi ích để cùng hợp tác với ngân hàng, công ty tài chính – tín dụng hỗ trợ đưa ra các gói vay hấp dẫn nhằm kích cầu tiêu dùng.

Trong khi xe ô tô được xem là một tài sản có giá trị lớn, khả năng giữ giá tốt. Nên hiếm có sự chia sẻ lợi ích từ các đại lý bán xe với ngân hàng, hoặc phần chia sẻ lợi ích này không nhiều. Vì thế ngân hàng cần có lợi nhuận từ phần lãi suất cho vay. Do đó, hiện tại không có gói mua xe ô tô trả góp với lãi suất 0%.

Bảng tính lãi suất vay mua ô tô

Có 2 cách tính lãi suất vay ngân hàng mua ô tô trả góp: dư nợ giảm dần và dư nợ gốc.

Dư nợ gốc (dư nợ ban đầu)

Với cách tính lãi suất dư nợ gốc, tiền lãi sẽ được tính dựa trên số tiền vay ban đầu và áp dụng cố định cho tất cả các tháng. Khi chọn cách tính lãi suất gốc, tiền lãi sẽ không thay đổi. Cách tính lãi suất này thường áp dụng cho loại lãi suất cố định.

Công thức tính lãi suất dư nợ giảm dần:

Tiền lãi dư nợ gốc = Số tiền vay thời điểm ban đầu x Tỷ lệ suất lãi ngân hàng

Ví dụ: Vay 500 triệu với lãi suất 8%/năm, kỳ hạn 5 năm:

  • Tiền gốc mỗi tháng phải trả: 500.000.000 : 60 (tháng) = 8.333.333 đồng
  • Tiền lãi mỗi tháng phải trả giống nhau: 500.000.000 x 8%/12 = 3.333.333 đồng
  • Tiền phải trả cho ngân hàng hàng tháng: Tiền gốc hàng tháng + tiền lãi mỗi tháng = 11.666.666 đồng

Nếu chọn cách tính này, người vay có thể biết chính xác số tiền phải trả hàng tháng, từ đó có thể chủ động hơn về tài chính. Mặt khác, mức lãi suất cũng như số tiền trả hàng tháng sẽ không thay đổi dù lãi suất thị trường có biến động.

Tuy nhiên, nhược điểm của cách tính này là lãi suất tính dựa trên số tiền vay ở thời điểm ban đầu. Nghĩa là dù nợ gốc đã được trả dần theo hàng tháng, lãi suất vẫn tính theo số nợ gốc ban đầu.

Dư nợ giảm dần

Với cách tính lãi suất dư nợ giảm dần, tiền lãi sẽ được tính dựa trên phần nợ thực tế còn lại ở mỗi thời điểm (nợ gốc – nợ gốc đã trả), không phải mức lãi tính trên toàn bộ số tiền vay. Khi chọn cách tính lãi suất dư nợ giảm dần, tiền lãi sẽ giảm dần bởi số tiền nợ gốc cũng giảm dần theo thời gian. Cách tính lãi suất này thường áp dụng cho loại lãi suất thả nổi.

Công thức tính lãi suất dư nợ giảm dần:

Tiền lãi dư nợ giảm dần = (Nợ gốc – nợ gốc đã trả) x Tỷ lệ suất lãi ngân hàng

Ví dụ: Vay 500 triệu với lãi suất 8%/năm đầu tiên, kỳ hạn 5 năm:

  • Tiền gốc mỗi tháng phải trả: 500.000.000 : 60 (tháng) = 8.333.333 đồng
  • Tiền lãi tháng đầu tiên: 500.000.000 x 8%/12 = 3.333.333 đồng
  • Tiến lãi tháng thứ hai: (500.000.000 – 8.333.333) x 8%/12 = 3.277.778 đồng
  • Tiền phải trả cho ngân hàng hàng tháng: Tiền gốc hàng tháng + tiền lãi mỗi tháng

Như vậy có thể thấy tiền lãi mỗi tháng sẽ giảm dần bởi tiền gốc đã giảm dần. Tuy nhiên với cách tính này thường thì tỷ lãi suất có thể tăng theo thời gian sau thời gian ưu đãi ban đầu và biến động theo lãi suất thị trường.

Nếu chọn cách tính này, người vay khó thể tự tính dư nợ gốc hay số tiền phải trả hàng tháng, điều này khiến người vay trở nên bị động hơn. Nhưng người vay có thể nhờ bên ngân hàng hỗ trợ dự tính trước phần dư nợ gốc và tiền lãi dư nợ giảm dần theo định kỳ.

Nên chọn cách tính lãi suất nào?

Mỗi cách tính có những ưu nhược điểm riêng.

Với cách tính dư nợ gốc, khoản trả sẽ cố định, người vay có thể dự tính trước. Đây được xem là một lựa chọn an toàn nhưng đổi lại người vay có thể bị thiệt nếu lãi suất thị trường hạ thấp. Bởi mua xe ô tô trả góp kỳ hạn trả thường dài (nhiều năm) nên lãi suất thị trường biến động là chuyện tất yếu. Theo các chuyên gia, dư nợ gốc sẽ phù hợp với những người mua ô tô có thu nhập ổn định, không nhiều biến đổi.

Với cách tính dự nợ giảm dần, khoản trả sẽ thay đổi theo thời gian. Mức lãi chắc chắn sẽ giảm dần bởi được tính dựa trên số nợ thực tế còn lại (nợ gốc – nợ gốc đã trả). Tuy nhiêu tỷ suất lãi có thể cao hoặc thấp do biến động theo tỷ suất lãi thị trường. Cách tính này hấp dẫn hơn nhưng cũng rủi ro hơn, hoặc có thể được hưởng lợi lớn, hoặc có thể chịu thiệt nhiều. Theo các chuyên gia, dư nợ giảm dần sẽ phù hợp với các khoản vay kỳ hạn dài như vay mua ô tô, phù hợp với những người mua ưa mạo hiểm hay có nguồn thu nhập hàng tháng không ổn định.

Thủ tục mua xe ô tô trả góp

Để vay mua xe ô tô trả góp, người mua cần thực hiện thủ tục gồm các bước sau:

Bước 1: Cung cấp đầy đủ hồ sơ & giấy tờ ngân hàng yêu cầu

*Đối với khách hàng cá nhân, hồ sơ vay tiền mua xe ô tô trả góp gồm có:

Hồ sơ cá thân:

  • Giấy Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu và sổ hộ khẩu
  • Nếu đã kết hôn, cung cấp Giấy Đăng ký kết hôn và Giấy Chứng minh nhân dân vợ hoặc chồng
  • Nếu chưa kết hôn hoặc đã ly hôn, cung cấp Giấy Độc thân do phường/xã nơi cư trú cấp

Hồ sơ chứng minh thu nhập:

  • Nếu thu nhập từ lương, cần cung cấp: Hợp đồng lao động thời gian tối thiểu 1 năm, Sao kê bảng lương 3 tháng hoặc 6 tháng gần nhất qua ngân hàng. Với công ty trả lương tiền mặt cung cấp giấy xác nhận bảng lương công ty.
  • Nếu thu nhập từ kinh doanh/góp vốn kinh doanh, cần cung cấp: Giấy Đăng ký kinh doanh và Báo cáo tài chính công ty với công ty hoặc Giấy Đăng ký kinh doanh cá thể và Sổ ghi chép bán hàng 3 tháng gần nhất với hộ kinh doanh.
  • Nếu thu nhập từ cho thuê bất động sản, cần cung cấp: Hợp đồng cho thuê.
  • Nếu muốn thế chấp tài sản khác hoặc vay 100%, cần cung cấp các giấy tờ chứng nhận như: với bất động sản là sổ đỏ, với tiền gửi là sổ tiết kiệm…

Hồ sơ mục đích vay vốn:

  • Hợp đồng mua bán xe ô tô
  • Phiếu thu tiền đặt cọc xe của đại lý bán xe

*Đối với khách hàng là doanh nghiệp, hồ sơ vay tiền mua xe ô tô trả góp gồm có:

Hồ sơ pháp lý doanh nghiệp:

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh
  • Giấy Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu của Giám đốc

Hồ sơ tài chính:

  • Báo cáo tài chính
  • Tờ khai hoá đơn VAT
  • Sao kê tài khoản ngân hàng của công ty

Hồ sơ mục đích vay vốn:

  • Hợp đồng mua bán xe ô tô
  • Phiếu thu tiền đặt cọc xe của đại lý bán xe

Lưu ý điều kiện cho vay doanh nghiệp là:

  • Doanh nghiệp thành lập ở Việt Nam
  • Thời gian hoạt động tối thiểu 2 năm
  • Không có nợ xấu tối thiểu 2 năm gần nhất

*Trong bước này, người vay sẽ tiến hành chọn luôn hình thức vay bao gồm:

  • Tài sản thế chấp
  • Khoản vay
  • Kỳ hạn vay
  • Gói dư nợ gốc hay dư nợ giảm dần (tuỳ theo ngân hàng có cung cấp hay không)

Bước 2: Ngân hàng tiến hành thẩm định hồ sơ

Sau khi cung cấp đầy đủ các giấy tờ cần thiết, ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ. Nếu hồ sơ bạn đáp ứng đầy đủ các điều kiện sẽ được xét duyệt và thông báo bảo lãnh khoản vay.

Người mua nộp bảo lãnh này và thanh toán các chi phí còn lại. Ví dụ, nếu người mua vay 70% giá trị xe thì người mua phải thanh toán 30% giá trị xe cùng các chi phí lăn bánh (thuế, phí, bảo hiểm…)

Bước 3: Nộp thuế trước bạ, bấm biển số, đăng kiểm

Đại lý bán xe sẽ xuất hoá đơn và gửi hồ sơ cho người mua làm thủ tục nộp thuế trước bạ, bấm biển số, đăng kiểm…

Bước 4: Hoàn tất thủ tục từ ngân hàng

Người mua lên ngân hàng để ký hợp đồng tín dụng, tiến hành công chứng giấy tờ liên quan… Khi hoàn thành, ngân hàng sẽ giữ lại Giấy Đăng ký xe bản gốc và cấp cho người mua Giấy Đăng ký xe bản sao cùng giấy Biên nhận của ngân hàng. Đồng thời ngân hàng sẽ chuyển tiền cho đại lý bán ô tô.

Bước 5: Nhận xe

Khi đại lý ô tô nhận được tiền từ ngân hàng, người mua đến nhận xe ô tô, hoàn tất giao dịch.

Các ngân hàng cho vay mua ô tô

Ngân hàng Techcombank

Gói mua ô tô trả góp cùng Techcombank:

  • Hạn mức tối đa cho vay: 80% giá trị xe với xe mới; 75% giá trị xe với xe cũ
  • Kỳ hạn tối đa: 7 năm (xe mới thương hiệu VinFast 8 năm) với xe mới, 6 năm với xe cũ
  • Lãi suất ưu đãi: 8,29%/năm cố định cho 6 tháng đầu tiên

Ngân hàng VPBank

Gói mua xe ô tô trả góp VPBank:

  • Hạn mức tối đa cho vay: 100% giá trị xe
  • Kỳ hạn tối đa: 7 năm với xe mới, 5 năm với xe cũ
  • Lãi suất: 7,5%/năm cố định cho 3 tháng đầu tiên, có 3 gói vay:

Gói vay VPBank

Lãi suất cố định

3 tháng

Lãi suất cố định

6 tháng

Lãi suất cố định

12 tháng

Lãi suất

7,5%/năm

8,49%/năm

9,49%/năm

Thời gian lãi suất cố định

3 tháng

6 tháng

12 tháng

Lãi suất sau ưu đãi

11,5%/năm

11,5%/năm

12%/năm

Ngân hàng Vietcombank

Gói mua xe ô tô trả góp Vietcombank:

  • Hạn mức tối đa cho vay: 100% giá trị xe
  • Kỳ hạn tối đa: 5 năm
  • Lãi suất: 8,4%/năm cố định cho 12 tháng đầu tiên, lãi suất sau ưu đãi dự tính 10,5%/năm
  • Có 3 gói vay:

Gói vay Vietcombank

Lãi suất cố định

12 tháng

Lãi suất cố định

24 tháng

Lãi suất cố định

36 tháng

Lãi suất

8,4%/năm

9,1%/năm

9,5%/năm

Thời gian lãi suất cố định

12 tháng

24 tháng

36 tháng

Ngân hàng BIDV

Gói mua xe ô tô trả góp BIDV:

  • Hạn mức tối đa cho vay: 100% giá trị xe
  • Kỳ hạn tối đa: 7 năm
  • Lãi suất: 7,8%/năm cố định cho 12 tháng đầu tiên, lãi suất sau ưu đãi dự tính 10,5%/năm
  • Có 2 gói vay:

Gói vay BIDV

Lãi suất cố định

12 tháng

Lãi suất cố định

24 tháng

Lãi suất

7,8%/năm

8,8%/năm

Thời gian lãi suất cố định

12 tháng

24 tháng

Ngân hàng Viettinbank

Gói mua xe ô tô trả góp Viettinbank:

  • Hạn mức tối đa cho vay: 80% giá trị xe
  • Kỳ hạn tối đa: 5 năm
  • Lãi suất: 7,7%/năm cố định cho 12 tháng đầu tiên, lãi suất sau ưu đãi dự tính 11%/năm

Ngân hàng VIB

Gói mua xe ô tô trả góp VIB:

  • Hạn mức tối đa cho vay: 80% giá trị xe
  • Kỳ hạn tối đa: 8 năm với xe mới, 6 năm với xe cũ
  • Lãi suất: 8,3%/năm cố định cho 6 tháng đầu tiên
  • Có 2 gói vay cho xe mới và 2 gói cho xe cũ:
Gói vay VIB Lãi suất cố định 6 tháng Lãi suất cố định 12 tháng Lãi suất cố định 6 tháng Lãi suất cố định 12 tháng
Xe mới Xe mới Xe cũ Xe cũ
Lãi suất 8,3%/năm 9,6%/năm 8,8%/năm 10,1%/năm
Thời gian lãi suất cố định 6 tháng 12 tháng 6 tháng 12 tháng

Ngân hàng TPBank

Gói mua xe ô tô trả góp TPBank:

  • Hạn mức tối đa cho vay: 100% giá trị xe
  • Kỳ hạn tối đa: 7 năm
  • Lãi suất: 7,6%/năm cố định cho 3 tháng đầu tiên, lãi suất sau ưu đãi dự tính dao động trong biên độ 3,4% – 3,8%/năm
  • Có 3 gói vay:

Gói vay TPBank

Lãi suất cố định

3 tháng

Lãi suất cố định

12 tháng

Lãi suất cố định

24 tháng

Lãi suất

7,6%/năm

8,2%/năm

9,5%/năm

Thời gian lãi suất cố định

3 tháng

6 tháng

12 tháng

Ngân hàng Shinhan Bank

Gói mua xe ô tô trả góp Shinhan Bank:

  • Hạn mức tối đa cho vay: 100% giá trị xe
  • Kỳ hạn tối đa: 5 năm
  • Lãi suất: 7,69%/năm cố định cho 12 tháng đầu tiên
  • Có 3 gói vay:

Gói vay Shinhan Bank

Lãi suất cố định

12 tháng

Lãi suất cố định

24 tháng

Lãi suất cố định

36 tháng

Lãi suất

7,69%/năm

8,49%/năm

9,69%/năm

Thời gian lãi suất cố định

12 tháng

24 tháng

36 tháng

Ngân hàng OCB

Gói mua xe ô tô trả góp OCB:

  • Hạn mức tối đa cho vay: 80% giá trị xe
  • Kỳ hạn tối đa: 10 năm
  • Lãi suất: 7,99%/năm cố định cho 6 tháng đầu tiên, lãi suất sau ưu đãi dự tính 11,5%/năm
  • Có 2 gói vay:

Gói vay OCB

Lãi suất cố định

6 tháng

Lãi suất cố định

12 tháng

Lãi suất

7,99%/năm

9,49%/năm

Thời gian lãi suất cố định

6 tháng

12 tháng

Ngân hàng MSB

Gói mua xe ô tô trả góp MSB:

  • Hạn mức tối đa cho vay: 95% giá trị xe
  • Kỳ hạn tối đa: 25 năm
  • Lãi suất: 6,99%/năm cố định cho 6 tháng đầu tiên
  • Có 3 gói vay:

Gói vay MSB

Lãi suất cố định

6 tháng

Lãi suất cố định

12 tháng

Lãi suất cố định

18 tháng

Lãi suất

6,99%/năm

7,99%/năm

8,75%/năm

Thời gian lãi suất cố định

6 tháng

12 tháng

18 tháng

VAY TÍN CHẤP MUA Ô TÔ


Vay tín chấp là hình thức vay không cần tài sản thế chấp để đảm bảo khoản vay, loại hình vay vốn này hoàn toàn dựa vào uy tín của người vay.

Ưu điểm vay tín chấp:

  • Không cần thế chấp tài sản để đảm bảo khoản vay. Nên nếu mua ô tô, người vay không cần thế chấp ô tô mua hoặc tài sản khác.
  • Thủ tục, hồ sơ đơn giản hơn so với thủ tục vay thế chấp.

Nhược điểm vay tín chấp:

  • Lãi suất cao. Khi người vay không thế chấp tài sản đồng nghĩa đơn vị cho vay chịu rủi ro cao hơn. Do đó để hạn chế rủi ro, lãi suất vay tín chấp thường cao hơn so với vay thế chấp.
  • Khoản vay bị giới hạn, thường tính trên thu nhập thực tế của người vay. Ví dụ gói vay tín chấp ngân hàng Techcombak, số tiền vay tối đa là 10 tháng thu nhập người vay và không vượt quá 300 triệu đồng.

Điều kiện vay thế chấp cao cũng phải: chứng minh thu nhập; không có nợ xấu.

Cách tính lãi suất vay tín chấp mua ô tô cũng giống vay thế chấp gồm 2 loại: dư nợ gốc và dư nợ giảm dần.

Hiện nay đa phần các ngân hàng hay các công ty tài chính – tín dụng đều có gói vay tín chấp tiêu dùng.

So sánh vay thế chấp và vay tính chấp, nếu mua xe ô tô trả góp, hình thức vay thế chấp phù hợp hơn khi có được khoản vay lớn, lãi suất thấp hơn. Trong khi nếu vay tín chấp mua ô tô thì lãi suất cao và khoản vay bị giới hạn theo thu nhập, nếu người vay có thu nhập thấp thì khó có được khoản vay cao.

KINH NGHIỆM MUA Ô TÔ TRẢ GÓP

Mua ô tô trả góp nên chọn ngân hàng nào?

Khi chọn ngân hàng mua ô tô trả góp, người mua nên xét đến 3 yếu tố:

Mức độ tin cậy, uy tín của ngân hàng: Nên ưu tiên chọn những ngân hàng nổi tiếng, hoạt động lâu năm, có mức độ uy tín cao, nhất là trong lĩnh vực cho vay mua xe trả góp.

Lãi suất ngân hàng: Nên chọn ngân hàng có lãi suất thấp. Tuy nhiên, đừng vội kết luận khi chỉ xem lãi suất ưu đãi các tháng đầu. Bởi nhiều ngân hàng hạ thấp lãi suất ưu đãi các tháng đầu để thu hút khách hàng, nhưng thực tế lãi suất các tháng sau lại cao hơn ngân hàng khác. Do đó, nên xem xét tổng thể mức lãi suất trong suốt kỳ hạn vay.

Ngân hàng có liên kết với đại lý bán xe: Đây không phải là yếu tố quan trọng nhưng nếu chọn ngân hàng có liên kết hợp tác từ trước với đại lý bán xe thì các thủ tục vay và quá trình xét duyệt sẽ nhanh chóng hơn.

Nợ xấu có mua được ô tô trả góp không?

Nếu nằm trong nợ xấu nhóm 2 thì khả năng cao ngân hàng sẽ không xét duyệt khoản vay mua ô tô. Nợ xấu nhóm 2 là người vay có các khoản nợ gốc cả lãi quá hạn từ 10 đến 90 ngày. Trong trường hợp này có thể chuyển sang vay tiền ở các công ty tài chính – tín dụng. Hiện nay, một số công ty tài chính – tín dụng vẫn xét duyệt cho vay vốn đối với người thuộc nợ xấu nhóm 2.

Mua ô tô trả góp có trả nợ trước hạn được không?

Các ngân hàng hiện nay khá linh hoạt trong hình thức trả nợ gốc. Người vay hoàn toàn có thể trả nợ trước hạn (tất toán trước hạn) cam kết trong hợp đồng. Tuy nhiên, khi trả nợ trước hạn, người vay phải chịu một khoản phí phạt. Bởi khoản phí phạt này giúp ngân hàng bù vào mức lãi suất ưu đãi trong thời gian đầu cho vay.

Mỗi ngân hàng có cách tính phí phạt này khác nhau. Phí phạt thường được ghi rõ trong hợp đồng. Thông thường sẽ áp dụng theo tỷ lệ 1% – 5% trên tổng số tiền trả trước hạn.

Xe ô tô đang trả góp có bán được không?

Xe ô tô đang trả góp vẫn có thể bán hoặc chuyển nhượng. Người mua lại xe ô tô trả góp có thể chọn 1 trong 2 hình thức: trả trợ trước hạn toàn bộ số tiền còn lại hoặc tiếp tục trả góp theo quy định trong hợp đồng mà người mua cũ đã ký.

CÓ NÊN MUA Ô TÔ TRẢ GÓP KHÔNG?


 “Có nên mua xe ô tô trả góp không?” Đây là câu hỏi rất nhiều người đặt ra. Trong câu hỏi này có thể thấy được sự phân vân, đắn đo, thậm chí lo lắng.

Có nên mua ô tô mới trả góp không?

Không nên mua ô tô trả góp nếu có điều kiện chi trả thẳng

Đáp án là “không” nếu người mua đang đủ điều kiện để chi trả thẳng. Bởi khác với các đồ dùng vật dụng giá trị như máy lạnh, tủ lạnh, điện thoải… có chương trình mua trả góp lãi suất 0% qua ngân hàng hay thẻ tín dụng, mua ô tô không có chương trình này.

Do đó, nếu mua trả góp ô tô, người mua sẽ phải chịu một khoản lãi suất nhất định, lại mất nhiều thời gian cho phần thủ tục rườm rà, phức tạp. Vì vậy nếu tài chính trong khả năng chi trả thẳng, người mua không nên vay mua xe trả góp.

Nên mua ô tô trả góp nếu tài chính hiện tại không đủ, nhưng đủ khả năng chi trả hàng tháng

Mua đồ trả góp từ lâu đã là hình thức được ưa chuộng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Mua đồ trả góp trở thành giải pháp giúp người ta sở hữu ngay món đồ cần thiết trong khi điều kiện tài chính hiện tại chưa thể chi trả hoàn toàn để mua nó.

Ô tô là một tài sản có giá trị lớn. Với những ai đang có nhu cầu sử dụng ô tô nhưng chưa đủ khả năng mua xe, thay vì “ngậm ngùi từ bỏ” hay phải chờ đợi thời gian tích góp rất lâu, thì nhờ hình thức vay mua xe trả góp mà người ta đã có thể sở hữu ngay chiếc ô tô mình mong muốn. Lợi ích lớn nhất của vay mua xe trả góp đó là số tiền bỏ ra ban đầu rất ít, thậm chí 0 đồng mà vẫn có thể sắm được ô ô nhanh chóng.

Vậy tại sao rất nhiều người lại đắn đo: “Có nên mua ô tô trả góp không?”. Sự đắn đó này chủ yếu đến từ nỗi lo lắng về món nợ phải chịu trong thời gian dài từ việc mua ô tô trả góp. Khi mua ô tô trả góp, người mua phải chi trả không chỉ là phần nợ gốc mà còn cả phần lãi cùng một số loại phí khác. Thời hạn trả góp có thể kéo dài vài năm. Nếu chọn loại lãi suất thả nổi thì lãi sẽ biến động theo lãi suất thị trường, lại càng khó kiểm soát. Tóm lại, vấn đề mấu chốt ai cũng quan tâm đó là: khả năng chi trả.

Nhiều người cho rằng “đời không biết đâu mà lần!”, cuộc sống vốn nhiều biến động, nên việc phải gánh nợ, trả góp hàng tháng trong thời gian dài rất khó lường trước được. Đúng vậy! Nhưng cũng có câu “liều ăn nhiều”. Nếu bạn luôn muốn mọi việc trong tầm kiểm soát để cảm thấy an toàn thì bạn chỉ có thể chờ đợi, tích góp đủ tiền mới sắm được ô tô. Trong khi mua ô tô trả góp sẽ giúp bạn sở hữu ngay chiếc xe mình muốn.

Vay ngân hàng mua ô tô trả góp là một giải pháp tốt với điều kiện người mua sáng suốt, biết dự tính. Chỉ cần nắm rõ cách thức, tính được bài toán tài chính, dự trù các rủi ro… thì bạn hoàn toàn có thể tự tin vay ngân hàng để mua xe ô tô.

Do đó, nếu điều kiện tài chính hiện tại không cho phép mua xe ngay, bạn có thể chọn hình thức vay mua xe trả góp, nhưng phải dự tính mình đủ khả năng chi trả để nó không trở thành một món “nợ xấu” với bạn và gia đình.

Những điều cần biết khi mua ô tô trả góp

Trước khi quyết định mua ô tô trả góp, bạn cần:

  • Nắm rõ các điều khoản khi vay ngân hàng mua ô tô trả góp

Bạn cần nắm rõ: tài sản thế chấp, loại lãi suất, cách tính lãi suất, kỳ hạn, khoản vay… Những vấn đề này đã được giải thích rõ ở các phần trên, bạn có thể nhờ nhân viên ngân hàng tư vấn cụ thể hơn, nhất là chính sách của ngân hàng bạn chọn vay.

Trong các vấn đề, yếu tố cần quan tâm nhiều nhất là lãi suất. Nếu chọn lãi suất cố định thì bạn sẽ biết rõ được cụ thể số tiền mình phải đóng hàng tháng. Nhưng nếu chọn lãi suất thả nổi thì bạn cần nhờ nhân viên ngân hàng tính toán hộ. Thông thường lãi suất thả nổi sẽ dao động trong biên độ 3% – 4%/năm.

  • Xem xét khả năng chi trả của bản thân

Đây là bài toán rắc rối nhưng cách giải quyết không khó, nếu bạn nắm rõ và làm chủ được tài chính bản thân. Để xem xét bản thân có đủ khả năng chi trả hay không, bạn cần quan tâm đến các yếu tố:

  • Mức thu nhập hàng tháng hiện tại, các khoản chi tiêu cố định hàng tháng
  • Số dư hàng tháng từ nguồn thu nhập (sau khi đã trừ các khoản chi tiêu) có đủ để chi trả số tiền (gốc và lãi) cho ngân hàng hàng tháng nếu mua ô tô trả góp không?

Tuy nhiên ngoài bài toán cơ bản này ra, bạn cần phải xem xét đến các yếu tố khác:

  • Dự tính cả các khoản chi tiêu không cố định như: tiền mừng – tiền mua quà biếu tặng các dịp lễ tết, tiền phục vụ cho việc mở rộng các mối quan hệ, tiền du lịch, tiền chi trả trong trường hợp xảy ra ốm đau bệnh tật…
  • Sau khi mua ô tô, bạn còn phải chi trả thêm một khoản phí vận hành xe như: xăng dầu, bảo dưỡng, thay thế phụ tùng, sắm sửa thêm phụ kiện… Do đó, khoản chi tiêu hàng tháng của bạn sẽ tăng hơn so với mức hiện tại.
  • Thực tế nhiều chủ xe cho biết họ còn có xu hướng sắm sửa, đầu tư cho bản thân như quần áo, phụ kiện thời trang… ăn uống gặp gỡ bạn bè, hay đi du lịch nhiều hơn sau khi mua ô tô. Bạn cũng nên dự tính luôn cả khoản chi này.
  • Nguồn thu nhập hàng tháng hiện tại có ổn định, mang tính lâu dài không? Nếu bạn đang có dự tính nghỉ việc, chuyển việc… trong tương lai gần thì nên cân nhắc kỹ.

Sau khi tính toán xong, bạn cần xét đến nguồn thu nhập hàng tháng của bạn (sau khi trừ hết mọi chi tiêu cuộc sống) không đủ, vừa đủ hay dư dả để thanh toán số tiền hàng tháng trả góp ngân hàng mua ô tô?

  • Trường hợp không đủ, hiển nhiên bạn không nên vay ngân hàng mua ô tô bởi rủi ro rất cao.
  • Trường hợp vừa đủ, bạn nên suy xét liệu bạn có thể chịu đựng được tình trạng chi tiêu “thắt lưng buộc bụng” trong nhiều năm đến khi hoàn tất trả góp ngân hàng không? Trường hợp này nếu bạn hiện có một khoản tiền tiết kiệm từ trước để dự phòng cho các tình huống ngoài dự tính, thì việc mua oto trả góp sẽ có tính đảm bảo hơn.
  • Trường hợp dư dả, bạn có thể tự tin mua xe ô tô trả góp.

Mua xe ô tô trả góp là một quyết định lớn. Nếu có ô tô để lái mà trên lưng phải gồng gánh “cục nợ” một cách mệt mỏi trong suốt nhiều năm thì cũng chẳng vui sướng gì. Do đó, cần phải sáng suốt, dự tính càng chi tiết thì rủi ro sẽ càng thấp. Vay mua oto trả góp là một lựa chọn đúng đắn nếu người mua hiểu biết và kiểm soát tốt tài chính bản thân.

Có nên mua xe ô tô cũ trả góp không?

Bên cạnh xe ô tô mới thì hiện nay cũng có nhiều ngân hàng cung cấp gói cho vay mua xe oto cũ trả góp. Tuy nhiên, hạn mức vay và kỳ hạn vay sẽ thấp hơn so với ô tô mới. Và ngân hàng thường chỉ áp dụng cho vay mua ô tô cũ với xe sử dụng dưới  5 – 6 năm.

Khá nhiều người đắn đo có nên mua xe oto cũ trả góp không?

Lý giải cũng tương như phần trên chúng tôi đã đề cập, bạn có thể mua xe ô tô cũ trả góp nếu sau khi tính toán mức thu nhập hàng tháng đáp ứng được khả năng chi trả từ vừa đủ đến dư dả.

Tuy nhiên, với mua ô tô cũ trả góp, vấn đề sẽ phức tạp hơn bởi tính chất của xe ô tô cũ vốn đã qua sử dụng một thời gian. Đến đây nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi: “Mua ô tô cũ cũng trả góp, mua ô tô mới cũng trả góp, vậy tại sao không mua ô tô mới?”.

Câu hỏi này sẽ quay trở lại vấn đề: “Nên mua ô tô cũ hay mới?”.

Ưu nhược điểm mua ô tô mới:

  • Xe mới hoàn toàn, thiết kế mới, trang bị hiện đại
  • Được bảo hành chính hãng, rủi ro hư hỏng trong những năm đầu sử dụng thấp

Ưu nhược điểm mua ô tô cũ:

  • Giá rẻ hơn, mua được xe hạng cao hơn. Ví dụ 500 triệu mua ô tô mới chỉ mua được xe hạng A hoặc hạng B gầm thấp thì mua ô tô cũ có thể mua xe hạng C, xe 5 chỗ gầm cao, xe 7 chỗ…
  • Không còn bảo hành chính hãng
  • Rủi ro hư hỏng cao, tốn kém chi phí sửa chữa

Tuỳ vào quan điểm của mỗi người mà có thể lựa chọn mua ô tô cũ hay mới. Nếu chọn mua ô tô cũ trả góp thì so với mua ô tô mới trả góp, người mua sẽ có thêm một rủi ro đó là: rủi ro xe hư hỏng, rủi ro mua lầm xe (xe taxi gắc mác xe nhà, xe bị thuỷ kích…) dẫn đến tốn kém chi phí sửa chữa.

Nhưng người mua cũng không cần quá lo lắng bởi đã có Bảo hiểm vật chất (khi mua ô tô cũ trả góp ngân hàng thường bắt buộc xe phải có bảo hiểm 2 chiều) và ô tô cũ trả góp có thời gian sử dụng dưới 6 năm nên cũng không quá cũ.

Cẩn thận hơn, người mua xe hơi cũ trả góp nên chọn điểm bán xe ô tô cũ trả góp uy tín. Khi mua xe nên nhờ người có hiểu biết về ô tô, chuyên gia, thợ kỹ thuật ô tô để thẩm định chất lượng xe.

Mua ô tô trả góp là một lựa chọn hay, giúp người chưa đủ điều kiện tài chính được sở hữu ngay chiếc ô tô mình muốn. Tuy nhiên, để tránh lâm vào cảnh chịu gánh nặng nợ nần, áp lực tài chính đeo bám, người mua xe oto trả góp cần phải sáng suốt, tỉnh táo dự tính được khả năng chi trả của mình, để việc sở hữu chiếc ô tô luôn là niềm vui và tự hào.





CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM :Vay tín chấp Shinhan Bank





HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI GIÚP BẠN THỰC HIỆN ƯỚC MƠ CỦA MÌNH !

Phần Ví dụ các khoản vay:

- Phí tất toán trước hạn từ 3% tính trên dư nợ gốc còn lại.Không yêu cầu trả lại toàn bộ Khoản vay cá nhân trong vòng 60 ngày trở xuống kể từ ngày cho vay

- Lãi suất phần trăm hằng năm (APR) tối thiểu từ 1.2%/năm – tối đa 18%/năm tính trên dư nợ giảm dần

- Thời hạn vay từ tối thiểu 12 tháng đến tối đa 60 tháng. Khoản vay từ 10tr , tối đa 1 tỷ đồng

- Lãi suất được tính theo phương thức nợ giảm dần, hàng tháng sẽ trẻ gốc và lãi suất.

Ví dụ:

Khoản vay 50 triệu trong 24 tháng với lãi suất 0.8%/tháng
- Gốc trả hàng tháng 50.000.000 / 24 = 2.083.000
- Tiền lãi hàng tháng 50.000.000 x 0.8% = 400.000 Đ
- Tổng số tiền phải trả hàng tháng Gốc + Lãi = 2.483.000 Đ
- Tổng tiền phải trả toàn bộ là : 2.483.000 x 24 tháng = 59.592.000 Đ


CÁC SẢN PHẨM : Vay Tín Chấp Ngân Hàng ShinhanBank

+ Vay Theo Lương Chuyển Khoản Ngân Hàng ShinhanBank
+ Vay Theo Lương Tiền Mặt Ngân Hàng ShinhanBank
+ Vay Vốn Ngân Hàng Shinhan Bank Theo Bảo Hiểm Nhân Thọ
+ Vay tiền trả góp ngân hàng Shinhan Bank nhanh chóng
+ Vay tiền qua thẻ atm Shinhan Bank

Những Ưu Đãi Vay Ngân Hàng ShinhanBank

+ Ưu Đãi Vay Vốn Ngân Hàng Shinhan Bank Dành Cho Bác Sĩ Giáo Viên
+ Ưu Đãi Dành Cho Giáo Viên Lãi Suất Chỉ 0,8% / tháng
+ Ưu Đãi Công Nhân SamSung Vay Tiền Tại Ngân Hàng Shinhan bank

Thủ Tục Vay Vốn Ngân Hàng ShinhanBank

+ Thủ tục vay vốn ngân hàng Shinhan Bank nhanh và chuẩn năm 2024
+ Thủ tục vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng Shinhan Bank
+ Thủ tục vay thấu chi Shinhan Bank