Mách bạn cách tính lãi suất vay ngân hàng đơn giản dễ dàng chính xác


Khi quyết định vay ngân hàng để thực hiện nhu cầu cá nhân, ngoài việc quan tâm đến lãi suất là bao nhiêu, khách hàng nên tìm hiểu và nên biết cách tính lãi suất vay ngân hàng mà các ngân hàng đang áp dụng.


Mách bạn cách tính lãi suất vay ngân hàng đơn giản dễ dàng chính xác

Bạn đã biết mấy loại lãi suất ngân hàng? Cách tính lãi suất vay ngân hàng có phức tạp như bạn nghĩ? Cùng xem hướng dẫn!

Khi quyết định vay ngân hàng để thực hiện nhu cầu cá nhân, ngoài việc quan tâm đến lãi suất là bao nhiêu, khách hàng nên tìm hiểu và nên biết cách tính lãi suất vay ngân hàng mà các ngân hàng đang áp dụng.

Về cơ bản, phương pháp tính lãi (công thức tính lãi) sẽ khá giống nhau và cùng tuân theo đúng quy định của Ngân hàng nhà nước.

Dưới đây là các loại lãi suất và cách tính lãi suất vay ngân hàng cơ bản mà khách hàng cần nắm được để đảm bảo cho kế hoạch tài chính của bản thân.

Các hình thức lãi suất phổ biến

Lãi suất vay ngân hàng mà khách hàng thường thấy là con số phần trăm trên một năm, ví dụ lãi suất cho vay 15% - 18%/ năm. Tuy nhiên để tạo tính hấp dẫn cho gói vay, một số tổ chức đã niêm yết lãi suất theo tháng, ví dụ 1%/ tháng đồng nghĩa là 12%/năm. Nếu bạn thấy một con số lãi suất quá thấp thì nên tìm hiểu thêm lãi suất này áp dụng theo năm hay theo tháng nhé! Đồng thời cũng nên xác thực lại thông tin mà bạn đọc được để tránh rủi ro hoặc lừa đảo.

Lãi suất cố định

Cách tính lãi suất vay ngân hàng cho hình thức lãi suất cố định là như nhau cho từng tháng. Có nghĩa là lãi suất cho khoản vay của bạn sẽ không thay đổi trong suốt thời hạn vay. Lãi suất này không có biến động nên sẽ giảm áp lực cũng như tránh được những rủi ro do biến động về lãi suất.

Ví dụ: Anh Minh Trần D vay số tiền 30 triệu trong vòng 1 năm với mức lãi suất cố định là 12%/ năm. Như vậy số tiền lãi anh A phải trả hàng tháng là 300 nghìn đồng (30 triệu x (12%/12)) trong suốt 1 năm.

Lãi suất thả nổi (Lãi suất thay đổi, biến động)

Mức lãi suất thay đổi này áp dụng tùy theo quy định và chính sách theo từng giai đoạn của các ngân hàng. Mức lãi suất này thông thường sẽ bao gồm: Chi phí vốn + biên độ lãi suất cố định hoặc bao gồm: chi phí vốn cố định + biên độ lãi suất thay đổi.

Ví dụ: Anh Minh Trần D vay thế chấp số tiền 30 triệu trong 1 năm với mức lãi suất 1%/tháng trong vòng 6 tháng đầu. Sau 6 tháng đó lãi suất sẽ biến động.

Theo như cách tính lãi suất trả góp thì số lãi suất anh B phải trả mỗi tháng sẽ là 300 nghìn đồng (30 triệu x 1%) trong vòng 6 tháng đầu tiên. Sang tháng thứ 7 số tiền lãi anh B phải đóng sẽ phụ thuộc vào lãi suất hiện tại của thị trường. Mức lãi suất này có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với lãi suất ban đầu được ghi trong hợp đồng.

Nếu so sánh với anh A ở trên, số tiền phải đóng mỗi tháng trong 6 tháng đầu của khách hàng B là như nhau. Tuy nhiên, sau 6 tháng, số tiền anh B phải đóng chưa thể xác định được cụ thể. Chính vì thế nếu vay trong một thời gian dài, rủi ro là điều có thể xảy ra với loại lãi suất vay thả nổi này.

Lãi suất hỗn hợp

Với cách tính lãi suất vay ngân hàng theo hình thức này, lãi suất của bạn sẽ bao gồm lãi suất cố định được áp dụng trong một khoảng thời gian đã thỏa thuận, sau đó lãi suất thả nổi sẽ được áp dụng.

Ví dụ: Giả sử 100$ là tiền vay của khoản vay, và lãi suất hỗn hợp là 10%. Sau một năm bạn có 100$ và 10$ lãi suất, với tổng số tiền là 110$. Trong năm thứ hai, lãi suất (10%) được áp dụng cho người đứng đầu (100$, dẫn đến 10$ lãi) và lãi tích lũy (10$, dẫn đến 1$ lãi), với tổng cộng 11$ lãi suất trong năm đó, và 21$ cho cả hai năm.

Cách tính lãi suất vay vốn ngân hàng thường được áp dụng Lãi phải trả (hàng tháng) = (Dư nợ vay hiện tại x lãi suất x số ngày thực tế duy trì dư nợ hiện tại) / 365

Hình thức tính lãi suất vay ngân hàng này còn gọi là cách tính lãi theo dư nợ giảm dần. Tại thời điểm tính lãi dư nợ vay hiện tại là cơ sở để tính tiền lãi thực tế phải trả. Do vậy, khi khoản vay càng về sau thì tiền lãi hàng tháng phải trả sẽ giảm dần.

Ví dụ: Doanh nghiệp A vay 200 triệu để đầu tư cho dự án mới với mức lãi suất ước tính 26%/năm. Đến nay, khoản vay này đã được hơn 380 ngày. Giả sử mỗi tháng đều trả tiền lãi đầy đủ. Vậy phần lãi phải trả tháng tiếp theo = (200.000.000 x 26% x 380)/ 365 = 54,136,986 VNĐ

Ngoài ra, một số ngân hàng còn áp dụng cách tính lãi xuất vay vốn ngân hàng dựa vào dư nợ gốc ban đầu. Phổ biến là các sản phẩm vay trả góp số tiền nhỏ và khách hàng phải trả hàng tháng một số tiền cố định bao gồm cả lãi và gốc. Hình thức này đang được rất nhiều khách hàng tin tưởng sử dụng bởi sự tiện lợi khi thanh toán và nằm trong khả năng chi trả với những người có thu nhập không cao





CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM :KIẾN THỨC VAY VỐN TIÊU DÙNG NGÂN HÀNG





HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI GIÚP BẠN THỰC HIỆN ƯỚC MƠ CỦA MÌNH !

Phần Ví dụ các khoản vay:

- Phí tất toán trước hạn từ 3% tính trên dư nợ gốc còn lại.Không yêu cầu trả lại toàn bộ Khoản vay cá nhân trong vòng 60 ngày trở xuống kể từ ngày cho vay

- Lãi suất phần trăm hằng năm (APR) tối thiểu từ 1.2%/năm – tối đa 18%/năm tính trên dư nợ giảm dần

- Thời hạn vay từ tối thiểu 12 tháng đến tối đa 60 tháng. Khoản vay từ 10tr , tối đa 1 tỷ đồng

- Lãi suất được tính theo phương thức nợ giảm dần, hàng tháng sẽ trẻ gốc và lãi suất.

Ví dụ:

Khoản vay 50 triệu trong 24 tháng với lãi suất 0.8%/tháng
- Gốc trả hàng tháng 50.000.000 / 24 = 2.083.000
- Tiền lãi hàng tháng 50.000.000 x 0.8% = 400.000 Đ
- Tổng số tiền phải trả hàng tháng Gốc + Lãi = 2.483.000 Đ
- Tổng tiền phải trả toàn bộ là : 2.483.000 x 24 tháng = 59.592.000 Đ


CÁC SẢN PHẨM : Vay Tín Chấp Ngân Hàng ShinhanBank

+ Vay Theo Lương Chuyển Khoản Ngân Hàng ShinhanBank
+ Vay Theo Lương Tiền Mặt Ngân Hàng ShinhanBank
+ Vay Vốn Ngân Hàng Shinhan Bank Theo Bảo Hiểm Nhân Thọ
+ Vay tiền trả góp ngân hàng Shinhan Bank nhanh chóng
+ Vay tiền qua thẻ atm Shinhan Bank

Những Ưu Đãi Vay Ngân Hàng ShinhanBank

+ Ưu Đãi Vay Vốn Ngân Hàng Shinhan Bank Dành Cho Bác Sĩ Giáo Viên
+ Ưu Đãi Dành Cho Giáo Viên Lãi Suất Chỉ 0,8% / tháng
+ Ưu Đãi Công Nhân SamSung Vay Tiền Tại Ngân Hàng Shinhan bank

Thủ Tục Vay Vốn Ngân Hàng ShinhanBank

+ Thủ tục vay vốn ngân hàng Shinhan Bank nhanh và chuẩn năm 2024
+ Thủ tục vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng Shinhan Bank
+ Thủ tục vay thấu chi Shinhan Bank