Vay tín chấp không trả có sao không hãy cũng tìm hiểu nhé !!


Theo như luật sư từ website luaminhkhue trả lời 1 khách hàng gửi thư về việc vay tín chấp không trả hoàn toàn có thể bị xử phạt theo các điều luật ở bên dưới


Vay tín chấp không trả có sao không hãy cũng tìm hiểu nhé !!

Vay tín chấp không trả được nợ thì phải chịu trách nhiệm gì?

Khách hàng: Chào luật sư, Kính mong luật sư giải đáp giúp vì tôi đang rất hoang mang khi không biết các quy định của pháp luật. Vào tháng 11/2016 tôi có vay của Công ty tài chính XYZ số tiền vay là 26 triệu 800 nghìn. Lúc vay thì không có hợp đồng cụ thể. Và toàn bộ hợp đồng bên ngân hàng giữ. Mỗi tháng tôi đóng cả gốc lẫn lãi là 1 triệu 6 trăm 14 nghìn.

Tôi đã đóng tới tháng 9/2017. Nhưng nay tôi thất nghiệp nên không có khả năng chi trả. Tôi đã trình bày với công ty về hoàn cảnh của tôi, và nói sẽ cam kết trả nợ trong vòng 4 tháng. Nhưng phía công ty nói không giải quyết và yêu cầu tôi phải thanh toán toàn bộ số tiền gốc và lãi. Và nhân viên thu hồi nợ bên phía công ty liên tục gọi điện thoại chửi tục, đe dọa tôi. Sau đó tôi gọi lên phản ánh thì công ty nói tôi vi phạm luật hình sự có thể ngồi tù 3 năm đến 5 năm. Và nói là nếu hồ sơ quá hạn 3 tháng không thanh toán thì theo quy trình sẽ bán hồ sơ cho bên thứ 3.

Xin hỏi nếu tôi muốn chấm dứt hợp đồng và cam kết trả nợ theo quy định của luật dân sự có được không? Và công ty nói bán hồ sơ cho bên thứ 3 là có đúng luật không? Tôi có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

 Kính mong quý luật sư giải đáp.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Luật sư trả lời:

1. Hợp đồng vay tài sản 

Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 quy định Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Đây là hợp đồng đơn vụ. Xét theo nguyên tắc, hợp đồng vay tài sản là đơn vụ đối với những trường hợp vay không có lãi suất, bên cho vay có quyền yêu cầu bên vay phải hoàn trả vật cùng loại tương ứng với số lượng, chất lượng của tài sản cho bên bay. Bên vay không có quyền đối với bên cho vay. Tuy nhiên đối với hợp đồng vay tài sản có lãi suất thì bên cho vay có nghĩa vụ chuyển tiền đúng thời hạn, nếu vi phạm phải chịu trách nhiệm dân sự.

Hợp đồng vay là hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù. Nếu hợp đồng vay có lãi suất là hợp đồng vay có đền bù, nếu hợp đồng vay không có lãi suất là hợp đồng không có đền bù.

Hợp đồng vay là hợp đồng chuyển quyền sở hữu đối với tài sản từ bên cho vay sang bên vay, khi bên vay nhận tài sản. Vì vậy, bên vay có toàn quyền đối với tài sản vay, trừ trường hợp vay có điều kiện sử dụng.

=> Hợp đồng vay tài sản có tác dụng giúp cho bên vay giải quyết những khó khăn kinh tế trước mắc, giúp các doanh nghiệp khắc phục khó khăn khi thiếu vốn để sản xuất và lưu thông hàng hóa, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của con người, nhu cầu kinh doanh của các doanh nghiệp. Hợp đồng vay tài sản trong nhân dân thường mang tính chất tương trợ giúp đỡ lẫn nhau để giải quyết những khó khăn tạm thời trong cuộc sống, sản xuất, kinh doanh.

 

2. Xác định hợp đồng vay của công ty với quý khách hàng 

Hoạt động cho vay giữa công ty và quý khách được điều chỉnh theo quy định của Nghị định số 39/2014/NĐ-CP và được quy định chi tiết trong Thông tư số 43/2016/TT-NHNN. Theo đó cho vay tiêu dùng là việc công ty tài chính cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng là cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng của khách hàng, gia đình của khách hàng đó với tổng dư nợ cho vay tiêu dùng đối với một khách hàng tại công ty tài chính đó không vượt quá 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng). Mức tổng dư nợ quy định tại khoản này không áp dụng đối với cho vay tiêu dùng để mua ôtô và sử dụng ôtô đó làm tài sản bảo đảm cho chính khoản vay đó theo quy định của pháp luật. Nội dung cho vay tín dụng được quy định cụ thể trong hợp đồng tín dụng. Công ty tài chính khi giao kết hợp đồng tín dụng với quý khách, công ty phải giao lại cho quý khách một bản hợp đồng có dấu của công ty.

Vay tiêu dùng là hình thức vay tín dụng không cần cầm cố tài sản (tức là không cần thế chấp bất kỳ tài sản nào). Việc xét duyệt khoản vay sẽ hoàn toàn dựa vào sự uy tín và trách nhiệm của người vay.

Hạn mức vay vốn thường dao động từ 10 triệu đến tối đa 500 triệu đồng, kỳ hạn vay từ 12 – 60 tháng. Khoản vay phù hợp với mục đích tiêu dùng hàng ngày.

Giấy tờ cần thiết để làm hồ sơ vay tuy đơn giản nhưng mức lãi suất sẽ cao hơn vay thế chấp.

 

3. Thỏa thuận trong hợp đồng vay tín dụng với khách hàng

Trong các quy định nội bộ về cho vay tín dụng được nêu ra bao gồm rất nhiều nội dung nhằm đảm bao công ty tài chính tuân thủ đúng quy định về hoạt động cho vay có quy định về biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ phải theo đúng quy định và phù hợp với đặc thù của khách hàng. Trong đó thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhưng phải trong khoảng thời gian từ 7 giờ đến 21 giờ và không bao gồm biện pháp đe dọa đối với khách hàng. Điều này được quy định cụ thể trong điểm đ khoản 2 Điều 7 Thông tư số 43/2016/TT - NHNN như sau: 

" đ, Biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ phù hợp với đặc thù của khách hàng và quy định của pháp luật, trong đó thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhưng phải trong khoảng thời gian từ 7 giờ đến 21 giờ và không bao gồm biện pháp đe dọa đối với khách hàng;"

Quý khách muốn chấm dứt hợp đồng cho vay tín dụng thì việc đầu tiên quý khách cần làm là xem xét điều khoản về các trường hợp chấm dứt hợp đồng tại hợp đồng tín chấp. Nếu trong hợp đồng có nêu thì quý khách xem trường hợp của mình có thuộc trường  hợp đó không để chấm dứt hợp đồng. 

 

4. Bán khoản nợ cho bên thứ ba

Về việc công ty thông tin rằng công ty đã bán khoản nợ này cho bên thứ ba. Sự việc này có thể xảy ra nếu công ty ký kết hợp đồng ủy quyền cho bên thứ ba. Song, bên thứ ba cũng chỉ được thực hiện các quyền năng tương tự như bên công ty và chỉ được thực hiện các biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ theo đúng quy định pháp luật.

 

5. Chịu trách nhiệm hình sự 

Về hành vi của quý khách có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không, chúng tôi xin chia ra hai trường hợp sau để quý khách tham khảo:

- Trường hợp 1: Quý khách chưa trả tiền lãi suất và tiền gốc từ tháng 9/2017 đến nay, quý khách vẫn giữ liên lạc với công ty tài chính, kỳ thanh toán tới, quý khách thực hiện thanh toán đúng thời hạn trong hợp đồng nêu, quý khách không bỏ trốn khỏi nơi cư trú thì ngân hàng có khả năng phải tuân thủ hợp đồng và cho quý khách được tiếp tục thực hiện hợp đồng (nghĩa là cho quý khách được tiếp tục thanh toán tiền) hoặc chấm dứt hợp đồng, yêu cầu quý khách phải trả số tiền còn nợ. 

Theo quy định pháp luật, công ty tài chính có thể tự mình yêu cầu quý khách phải trả tiền hoặc khởi kiện ra Tòa án nếu khách hàng không tự nguyện thanh toán. Những biện pháp đe dọa để khách hàng thanh toán đều không hợp pháp.

- Trường hợp 2: Quý khách chưa thực hiện thanh toán từ tháng 9/2017 đến nay, quý khách không giữa liên lạc với công ty tài chính, bỏ đi khỏi nơi cư trú mà chính quyền địa phương không triệu tập được thì hành vi nêu trên cùng việc quý khách có được số tiền của công ty tài chính có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định, hướng dẫn tại Điều 175 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015, cụ thể như sau:

"1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản."





CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM :KIẾN THỨC VAY VỐN TIÊU DÙNG NGÂN HÀNG





HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI GIÚP BẠN THỰC HIỆN ƯỚC MƠ CỦA MÌNH !

Phần Ví dụ các khoản vay:

Hạn mức vay từ 20 triệu đến 900 triệu. Kỳ hạn vay tối thiểu từ 12 đến tối đa 60 tháng. Lãi suất vay từ 13% đến 18%/năm tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau và được tính trên dư nợ giảm dần.

*Thông tin tham khảo mô phòng khoản vay cá nhân :

-Khoản vay 50 triệu 2 năm lãi suất 18%/năm, gốc lãi cố định hàng tháng. Mỗi tháng trả 2,496k trong đó tháng đầu tiên là 750k tiền gốc và 1,746k tiền lãi. Các tháng sau tiền gốc tăng lên và lãi giảm xuống sao cho số tiền phải đóng là không đổi.

-Khoản vay 150 triệu trong 3 năm lãi suất 16%/ năm, gốc lãi cố định hàng tháng. Mỗi tháng trả 5,273k trong đó tháng đầu tiên là 2,000k tiền gốc và 3,273k tiền lãi. Các tháng sau tiền gốc tăng lên và lãi giảm xuống sao cho số tiền phải đóng là không đổi.

-Khoản vay 300 triệu trong 5 năm lãi suất 14%/năm, gốc lãi cố định hàng tháng. Mỗi tháng trả 7,295k trong đó tháng đầu tiên là 4,000k tiền gốc và 3,295k tiền lãi. Các tháng sau tiền gốc tăng lên và lãi giảm xuống sao cho số tiền phải đóng là không đổi.

CÁC SẢN PHẨM : Vay Tín Chấp Ngân Hàng ShinhanBank

+ Vay Theo Lương Chuyển Khoản Ngân Hàng ShinhanBank
+ Vay Theo Lương Tiền Mặt Ngân Hàng ShinhanBank
+ Vay Vốn Ngân Hàng Shinhan Bank Theo Bảo Hiểm Nhân Thọ
+ Vay tiền trả góp ngân hàng Shinhan Bank nhanh chóng
+ Vay tiền qua thẻ atm Shinhan Bank

Những Ưu Đãi Vay Ngân Hàng ShinhanBank

+ Ưu Đãi Vay Vốn Ngân Hàng Shinhan Bank Dành Cho Bác Sĩ Giáo Viên
+ Ưu Đãi Dành Cho Giáo Viên Lãi Suất Chỉ 0,8% / tháng
+ Ưu Đãi Công Nhân SamSung Vay Tiền Tại Ngân Hàng Shinhan bank

Thủ Tục Vay Vốn Ngân Hàng ShinhanBank

+ Thủ tục vay vốn ngân hàng Shinhan Bank nhanh và chuẩn năm 2024
+ Thủ tục vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng Shinhan Bank
+ Thủ tục vay thấu chi Shinhan Bank